Ý kiến - Hỏi đáp
QUY TRÌNH THỰC HIỆN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CAI LẬY (nhấp vào để xem chi tiết)
- a. Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ Lễ, Tết và ngày nghỉ theo quy định).
- b. Địa điểm tiếp nhận và trả kết quả: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND và UBND thị xã Cai Lậy.
- Bước 1: Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Phòng Tài chính kế hoạch thị xã Cai Lậy cấp và có quy mô dưới 500 suất ăn/lần phục vụ, nộp hồ sơ xin Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND và UBND thị xã Cai Lậy.
- Bước 2: Trường hợp hồ sơ có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ sở trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ. Trường hợp quá 30 ngày kể từ khi nhận được thông báo, cơ sở không bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu thì hồ sơ của cơ sở không còn giá trị. Tổ chức, cá nhân phải nộp hồ sơ mới để được cấp Giấy chứng nhận nếu có nhu cầu. Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu. Đoàn thẩm định Cấp Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm của thị xã thẩm định và lập Biên bản thẩm định theo Mẫu số 02 Phụ lục I kèm theo Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ . Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
-
Bước 3: Ký duyệt và trả kết quả
- - Trường hợp kết quả thẩm định đạt yêu cầu, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 155/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
- -Trường hợp kết quả thẩm định tại cơ sở chưa đạt yêu cầu và có thể khắc phục, đoàn thẩm định phải ghi rõ nội dung, yêu cầu và thời gian khắc phục vào Biên bản thẩm định với thời hạn khắc phục không quá 30 ngày.
Sau khi có báo cáo kết quả khắc phục của cơ sở, trong thời hạn 05 ngày làm việc, Đoàn thẩm định đánh giá kết quả khắc phục và ghi kết luận vào biên bản thẩm định. Trường hợp kết quả khắc phục đạt yêu cầu sẽ được cấp Giấy chứng nhận trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định. Trường hợp kết quả khắc phục không đạt yêu cầu thì cơ quan có thẩm quyền thông báo kết quả thẩm định cơ sở không đạt yêu cầu bằng văn bản cho cơ sở và cho cơ quan quản lý địa phương;
- - Trường hợp kết quả thẩm định đạt yêu cầu, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 155/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
- -Trường hợp kết quả thẩm định tại cơ sở chưa đạt yêu cầu và có thể khắc phục, đoàn thẩm định phải ghi rõ nội dung, yêu cầu và thời gian khắc phục vào Biên bản thẩm định với thời hạn khắc phục không quá 30 ngày.
-
Thành phần hồ sơ: Bao gồm
- -Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Mẫu số 01, Phụ lục I, Nghị định số 155/2018/NĐ-CP
- -Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp với loại thực phẩm của cơ sở sản xuất (có xác nhận của cơ sở)
- -Danh sách người sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.
- -Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- -Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.
Biên soạn Ths trương Văn Bé Tư
QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG (nhấp vào để xem chi tiết)
-
Câu 1: Mọi cơ sở lao động đều phải quan trắc môi trường lao động phải không? Các văn bản liên quan đến quan trắc môi trường lao động?
- Việc quan trắc môi trường lao động giúp người sử dụng lao động quản lý môi trường lao động tại đơn vị , Phát hiện những yếu tố nguy cơ gây hại để cải thiện điều kiện làm việc. Trang bị phương tiện phòng hộ cá nhân phù hợp nhằm đảm bảo được an toàn sức khỏe cho người lao động.
- Các văn bản quy định về quan trắc môi trường lao động:Căn cứ Luật An toàn vệ sinh lao động;Căn cứ Theo nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 quy định chi tiết một số điều của luật an toàn và quan trắc môi trường lao động;Căn cứ Thông tư số 19/2011 của Bộ Y tế về hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp.
- Trách nhiệm của cơ sở sản xuất, kinh doanh về hoạt động quan trắc môi trường lao động: Thực thiện theo quy định tại Điều 45 Nghị định 44/2016/NĐ-CP.
Câu 2. Tần suất thực hiện quan trắc môi trường lao động như thế nào?
- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động và tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong phạm vi quản lý định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần.
Câu 3. Có quy định nào xử phạt doanh nghiệp không tổ chức QT.MTLĐ định kỳ không?
- Căn cứ nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính lĩnh vực lao động, điều 26. Quy định về xử phạt quan trắc môi trường lao động :
- 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức quan trắc môi trường có một trong các hành vi sau: không thực hiện báo cáo kết quả hoạt động hằng năm cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định; không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi có thay đổi về địa chỉ trụ sở, chi nhánh; không tham gia khóa huấn luyện cập nhật kiến thức về chính sách pháp luật, khoa học công nghệ về quan trắc môi trường lao động theo quy định.
- 2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi không công bố công khai cho người lao động tại nơi quan trắc môi trường lao động và nơi được kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm biết ngay sau khi có kết quả quan trắc môi trường lao động và kết quả kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc.
- 3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tiến hành quan trắc môi trường lao động để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động theo quy định của pháp luật.
- 4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi phối hợp với tổ chức quan trắc môi trường lao động gian lận trong hoạt động quan trắc môi trường lao động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
- 5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với doanh nghiệp, tổ chức cung cấp dịch vụ quan trắc môi trường lao động mà chưa được công bố đủ điều kiện hoạt động quan trắc môi trường lao động theo quy định của pháp luật.
- 6. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với tổ chức quan trắc môi trường lao động có một trong các hành vi sau: phối hợp với người sử dụng lao động gian lận trong hoạt động quan trắc môi trường lao động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; tiến hành quan trắc môi trường lao động không theo quy trình được pháp luật quy định.
- 7. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với tổ chức quan trắc môi trường lao động có hành vi cung cấp kết quả quan trắc môi trường mà không thực hiện quan trắc môi trường theo quy định.
- Kết quả quan trắc môi trường lao động ngoài việc giúp người sử dụng thực hiện trách nhiệm của mình đối với người lao động, giúp người lao động hiểu biết đầy đủ về môi trường làm việc của mình, tham gia giám sát chất lượng môi trường lao động và đòi hỏi quyền lợi khi bị ảnh hưởng còn là dữ liệu khoa học giúp cho công tác nghiên cứu những biện pháp phòng ngừa, kiểm soát nguy cơ của các tác hại nghề nghiệp, nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn bệnh nghề nghiệp.
Biên soạn Ths trương Văn Bé Tư
AN TOÀN THỰC PHẨM (nhấp vào để xem chi tiết)
-
Câu 1. Thế nào là thực phẩm an toàn?
- Thực phẩm an toàn là thực phẩm không bị ô nhiễm các tác nhân sinh học, hóa học, vật lý vượt quá quy định cho phép và không gây nguy hại tới sức khỏe cho người sử dụng
Câu 2. Thế nào là ngộ độc thực phẩm?
- Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra đột ngột do ăn phải thức ăn có chứa chất độc, biểu hiện bằng các triệu chứng dạ dày, ruột (đau bụng nôn và ỉa chảy …) hoặc những triệu chứng khác tùy theo nguyên nhân gây ngộ độc.
Câu 3. Thế nào là thực phẩm bị ô nhiễm?
- Thực phẩm bị ô nhiễm là thực phẩm bị các tác nhân sinh học, hóa học, vật lý xâm nhập vào trong quá trình sản xuất, kinh doanh có thể gây hại đến sức khỏe và tính mạng cho người sử dụng.
Câu 4. Có những tác nhân nào gây ô nhiễm thực phẩm?
- Có 3 tác nhân gây ô nhiễm thực phẩm:
- - Tác nhân sinh học: Vi sinh vật (vi khuẩn, vi rút), ký sinh trùng, côn trùng, nấm mốc …
- - Tác nhân hóa học: Kim loại năng, hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc thú y, các loại phụ gia không được phép sử dụng hoặc vượt quá giới hạn quy định, hóa chất thôi nhiễm từ dụng cụ, bao bì chứa đựng thực phẩm …
- - Tác nhân vật lý: Các tạp chất mãnh gỗ, thủy tinh, đá, sạn, phóng xạ …
Câu 5: Thế nào gọi là ô nhiễm chéo thực phẩm? Nguyên nhân gây nên ô nhiễm chéo thực phẩm?
- Ô nhiễm chéo là hiện tượng nhiễm bẩn giữa các vật thể, rong đó có ít nhất một vật thể được coi là bị nhiễm. Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm chéo là bất cứ điều kiện nào tạo ra sự tiếp xúc của vật thể bị nhiễm với vật thể còn lại. Ví dụ: Bàn tay bẩn, dụng cụ ăn uống, dụng cụ chế biến bị bẩn hay nguồn nước bị ô nhiễm từ trước.
Câu 6: Rửa rau bằng nước muối có loại trừ được rứng giun, sán không?
- Trứng giun, sán không bị tiêu diệt trong nước muối. Tuy nhiên, khi dùng nước muối để ngâm rửa rau có thể loại trừ được phần lớn trứng giun, sán, vì nước muối có tỷ trọng cao, giúp trứng giun, sán sẽ nỗi lên mặt nước, do đó sẽ loại trừ được bớt đi khi rửa. Muốn loại bỏ hoặc tiêu diệt hết trứng giun, sán chỉ có thể dùng nhiệt độ cao.
Câu 7 Quy trình chế biến một chiều trong chế biến thực phẩm là gì?
- Quy trình một chiều trong chế biến thực phẩm là một chuỗi các biện pháp, động tác chế biến được thực hiện theo nguyên tắc: Loại bỏ làm giảm dần từ bẩn đến sạch và từ sống đến chín để tránh ô nhiễm chéo. Ví dụ: Các nguyên liệu mua về phải được tập kết và sơ chế tại khu vực riêng trước khi chuyển vào khu vực nấu nướng, rồi chuyển sang khu vực chia thức ăn và đem ra bàn ăn
Câu 8: Tại sao phải biết rõ nguồn gốc của thực phẩm khi chế biến?
- Thực phẩm khi chế biến phải rõ nguồn gốc. Vì như vậy người sử dụng mới biết được thực phẩm đó có nguy cơ ô nhiễm mầm bệnh không? Có được nuôi trồng ở vùng an toàn không? Có được giết mỗ, vận chuyển đến nơi bán an toàn không? Có được lấy từ con vật không có bệnh không?
- Trường hợp có ngộ độc thực phẩm thì có nơi để thiếu kiện – giải quyết, xử lý đề phòng
Câu 9. Vì sao không nên sử dụng thực phẩm khô đã bị mốc?
- Vì thực phẩm khô đã bị mốc là do nấm mốc gây nên. Có rất nhiều loại nấm mốc sinh ra độc tố hoặc các chất phản dinh dưỡng có hại đối với sức khỏe.
Câu 10. Biện pháp đun sôi có loại trừ được mối nguy hiểm do nấm mốc gây ra không?
- Nhiều loại độc tố của nấm mốc chịu được nhiệt độ cao, ngay cả nhiệt độ sôi, ngay cả nhiệt độ sôi. Do đó đun sôi chưa chắc đã loại bỏ hoàn toàn mối nguy do nấm mốc.
Câu 11. Tại sao phải dùng thớt riêng cho thực phẩm chín và thực phẩm sống?
- Thực phẩm sống luôn có vi khuẩn, kể cả khi bề mặt đã được rửa sạch. Vi khuẩn luôn có trong không khí, cho nên bất cứ thứ gì hở đều có thể nhiễm vi khuẩn, kể cả dụng cụ chế biến như dao, thớt … các vết nứt trên thớt thái thực phẩm có thể là chỗ ẩn náu của vi khuẩn có trong máu hoặc nước thịt sống ngầm vào. Vi khuẩn có thể tồn tài trong các vết nứt trê thớt gỗ kể cả khi thớt đã được rửa bằng nước lạnh. Dùng chung thớt sẽ dẫn đến ô nhiễm chéo, tức là vi khuẩ từ thớt sống sẽ nhiễm sang thực phẩm chín. Vì vậy, thớt dùng chế biến thực phẩm chín phải được dùng riêng và làm sạch, làm khô trước khi dùng.
Câu 12. Tại sao khu vệ sinh phải ở xa nơi chế biến thực phẩm?
- Khu vệ sinh là nguồn nhiễm bệnh nhiều nhất có thể theo nước, bụi, ruồi, nhặng nhiễm khuẩn vào thực phẩm.
Câu 13. Tại sao phải có các thiết bị rửa tay ở vị trí thuận tiện trong khu vực chế biến thực phẩm?
- Phải có các thiết bị rửa tay ở vị trí thuận tiện trong khu vực chế biến thực phẩm được thiết kế một chiều, tránh gây nhiễm chéo do đó thiết bị rửa tay phải đặt nơi thuận tiện để người sử dụng không phải đi qua các khu vực cách ly mới đến chỗ rửa tay để tránh lây nhiễm chéo
Câu 14. Tại sao phải rửa tay trước khi chế biến thực phẩm và sau khi đi vệ sinh?
- Trước khi ăn hoặc tiếp xúc với thực phẩm phải rửa tay vì bàn tay chưa rửa tưởng sạch vẫn có thể chứa tới 100.000 con vi khuẩn, các loại trên mỗi centimet vuông. Bàn tay sau khi đi vệ sinh dẽ bị nhiễm bẩn hoặc dính phân có thể có số lượng vi khuẩn nhiều hơn vài chụ lần. Do đó, cần rửa tay trước khi chế biến thực phẩm và sau khi đi vệ sinh để tránh gây ô nhiễm thực phẩm.
Biên soạn Ths trương Văn Bé Tư
HỎI ĐÁP VỀ HỎI ĐÁP LĨNH VỰC RĂNG HÀM MẶT(nhấp vào để xem chi tiết)
Các dịch vụ kỹ thuật RHM đang thực hiện tại Phòng khám Đa khoa?
- Các dịch vụ kỹ thuật RHM đang thực hiện tại PKĐK bao gồm:
- - Nhổ răng sữa/ chân răng sữa; nhổ răng vĩnh viễn/ chân răng vĩnh viễn/răng vĩnh viễn lung lay; nhổ răng thừa;
- - Cắt lợi trùm răng khôn hàm dưới;
- - Trám bít hố rãnh bằng Composite quang trùng hợp/ Glassionomer Cement (GIC);
- - Điều trị răng sữa sâu ngà phục hồi bằng GIC;
- - Điều trị sâu ngà răng phục hồi bằng Composite/GIC;
- - Phục hồi cổ răng bằng Composite/GIC;
- - Lấy cao răng và đánh bóng một hàm/ hai hàm;
- - Nắn trật khớp thái dương hàm.
Tại sao đánh răng rất kỹ, nhiều lần mỗi ngày nhưng răng vẫn bị sâu?
- Thông thường răng bị sâu do:
- - Chải răng không sạch: có nhiều mảng bám vi khuẩn đóng quanh cổ răng. Vi khuẩn càng nhiều khi thức ăn nhiều chất bột, đường. Vi khuẩn lên men chất bột đường trong quá trình dinh dưỡng của chúng sinh acid. Acid hòa tan muối khoáng của men răng, lâu ngày gây lỗ sâu trên răng.
- - Khiếm khuyết của men răng: có hai loại chính:
- + Men răng dễ hòa tan trong acid do cấu tạo tùy thành phần muối khoáng ở bề mặt men răng.
- + Bề mặt men răng có nhiều trũng rãnh sâu, dễ đọng thức ăn nhưng khó chải rửa sạch. Thức ăn là nguồn dinh dưỡng của vi khuẩn, sinh acid gây sâu răng tại các trũng rãnh. Do đó việc chải răng đơn thuần không đủ giữ cho răng không sâu.
Phải làm gì để ngừa sâu răng có hiệu quả?
- Hiện nay 5 biện pháp được khuyến cáo để giúp giữ gìn răng tốt:
- - Chải răng thật sạch, ít nhất ngày 2 lần trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy.
- - Sử dụng các sản phẩm có chứa Fluor để giúp men răng ít hòa tan trong acid.
- - Trong thời gian răng vừa mọc, nên đưa trẻ đến phòng khám nha khoa hay phòng điều trị của chương trình nha học đường và nếu có chỉ định thì mặt nhai của các răng cối mới mọc sẽ được trám bít hố rãnh.
- - Kiểm soát đường trong thực phẩm và cách ăn đường bằng cách nên cho trẻ ăn chè hay bánh kẹo ngọt ngay sau 2 bữa ăn chính, sau đó chả răng sạch. Các buổi ăn xế nên cho trẻ ăn trái cây tươi.
- - Khám răng định kỳ mỗi 6 tháng cho người trẻ tuổi. Người lớn tuổi hay người có vấn đề sâu nhiều răng, viêm nướu hay viêm nha chu nên đi khám răng 3 hay 4 lần mỗi năm.
Làm thế nào để chăm sóc răng đúng cách?
- Cách chăm sóc răng dễ dàng nhất là đánh răng đúng cách bằng bàn chải có độ cứng trung bình 2 lần /ngày, ít nhất 3 phút mỗi lần. Cần làm sạch tất cả răng từ mọi phía bằng cách đánh răng theo chiều dọc. Động tác đánh răng theo chiều ngang sẽ không loại bỏ được mảng bám và vi khuẩn.
- Hãy kiểm tra răng 6 tháng/lần kết hợp làm vệ sinh răng miệng. Nếu đang niềng răng, mão sứ hoặc đã cấy răng, nên sử dụng bàn chải nhỏ để làm sạch kỹ hơn. Còn nếu có răng nhạy cảm thì nên chọn bàn chải mềm để chải răng thoải mái hơn. Cần thay đổi bàn chải đánh răng mỗi 2-3 tháng, sau khi đi khám nha và sau khi bị cảm lạnh hoặc viêm phế quản. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa nhũng vi khuẩn cũ quay lại khoang miệng.
- Nếu đang gặp phải bất kỳ vấn đề nào liên quan đến răng miệng, đừng tự ý điều trị mà hãy đến các phòng khám nha khoa để được tư vấn kỹ hơn. Càng sớm điều trị, càng nhanh thoát khỏi những khó chịu do bệnh gây ra.
Có thực sự cần dùng chỉ nha khoa để chăm sóc sức khỏe răng miệng?
- Tăm xỉa răng bình thường hoặc đánh răng với bàn chải thông thường có thể không làm sạch hoàn toàn được các mảng bám và thức ăn thừa mắc kẹt trong các kẽ răng. Vì vậy, các chuyên gia nha khoa đều khuyên mọi người nên thiết lập thói quen dùng chỉ nha khoa hàng ngày để vệ sinh răng sau ăn.
- Chỉ nha khoa giúp làm sạch thức ăn và mảng bám ở giữa răng và dưới đường viền nướu. Nếu không, mảng bám cứng lại thành cao răng và về lâu dài có thể gây viêm nướu, viêm nha chu, thậm chí bạn có thể bị mất răng.
- Nếu bạn không dùng chỉ nha khoa, có thể chọn bàn chải kẽ răng cũng là một sự thay thế hợp lý, bảo vệ sức khỏe răng miệng khỏe mạnh.
Nước súc miệng có giúp ích cho sức khỏe răng miệng không?
- Nước súc miệng để bảo vệ khoang miệng và mang lại hơi thở thơm mát. Nước súc miệng có thể giúp ích khi bạn sử dụng chúng kết hợp với việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên. Hãy liên hệ nha sĩ để được tư vấn loại nước súc miệng phù hợp nhất với sức khỏe răng miệng của bạn.
- Mỗi ngày bạn có thể súc nước súc miệng 1 – 2 lần. Trẻ em dưới 6 tuổi không nên sử dụng nước súc miệng để tránh nguy cơ chúng nuốt phải.
Viêm nướu răng - nguyên nhân và cách điều trị?
- Bệnh viêm nướu là tình trạng sưng tấy, đau đớn hoặc viêm nhiễm nướu răng. Có 2 hình thức chính của bệnh viêm nướu là viêm nướu nhẹ và bệnh nha chu.
- Viêm nướu nhẹ là tình trạng nướu răng bị sưng, có thể bị chảy máu khi đánh răng hoặc súc miệng.
- Viêm nướu mà không điều trị trong một thời gian dài trở thành bệnh nha chu. Có nhiều loại bệnh nha chu và nó ảnh hưởng rất nhiều đến nhiều hệ thống xương nâng đỡ răng. Khi bệnh trở nặng, xương ổ răng sẽ bị tiêu đi, làm răng bị lung lay phải nhổ đi.
- Hầu hết mọi người đều mắc bệnh nha chu từ nhẹ đến nặng và nó là nguyên nhân chủ yếu gây ra mất răng ở người trưởng thành. Tuy nhiên, bệnh này phát triển từ từ và nó làm cho việc bạn có thể giữ răng đến suốt đời trở nên khó khăn.Vì vậy, vệ sinh răng miệng đúng cách và khám răng định kỳ là việc làm hết sức cần thiết.
Hỏi đáp
ĐẶT CÂU HỎI
Danh sách câu hỏi
DANH SÁCH CÂU HỎI
Thời gian | |
có khám ngoại trú không Ngày gửi: 2019-10-06 14:39:21 Người gửi: Minh Nguyen Email: minhnguyen@gmail.com |
Thông báo
Văn bản mới
 Về việc công bố công khai dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2024 của Trung tâm Y tế Thị xã Cai Lậy
 Ban hành Quy chế thực hiện Dân chủ trong hoạt động của Trung tâm Y tế thị xã Cai Lậy
 Ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung tâm Y tế thị xã Cai Lậy
 Ban hành Quy chế làm việc của Trung tâm Y tế thị xã Cai Lậy
 Về việc công bố công khai dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2024 của Trung tâm Y tế Thị xã Cai Lậy
Thống kê
  Đang truy cập : 1
  Hôm nay: 95
  Tổng lượt truy cập: 72130